Mời các bạn vào xem thêm các đề tài kiến trúc đẹp mắt tại:
Thiet Ke Biet Thu
Biet Thu Vuon
Biet Thu Pho
Biet Thu, Biet Thu Dep, Thiet Ke Biet Thu
Biet Thu, Biet Thu Vuon, Thiet Ke Biet Thu
Hiện nay, gần TPHCM, đã xuất
hiện thêm nhiều địa chỉ du lịch văn hóa “mới toanh”, như một làng cổ quy
mô khá lớn vừa được phục dựng, tuyệt đẹp nhưng không phải ai cũng biết.
Mới đây, theo chân một đoàn nhiếp ảnh đến Long An để sáng tác, người
viết đã thật sự bất ngờ, đó là làng cổ Phước Lộc Thọ.
Đồ vật cổ trưng bày trong một nhà cổ.
Rời khỏi TPHCM, theo đường Bà Hom, xuôi về miền Tây, đi hết Tỉnh lộ 10, qua thị trấn Đức Hòa hơn 2km, bạn sẽ đến một nơi thấm đẫm chất hoài cổ: Làng cổ Phước Lộc Thọ. Làng cổ được xây dựng trên diện tích rộng đến 40.000m² tại ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Làng cổ “sát nách” Sài Gòn
Hơn 3 năm phục dựng, làng cổ Phước
Lộc Thọ đã mang lại hình ảnh của một làng quê Việt Nam cổ kính, yên
bình và tao nhã. Có thể nói, nơi đây lưu lại những dấu xưa của văn hóa
truyền thống Việt khá độc đáo. Toàn bộ công trình của làng cổ, từ nhà
cửa cho đến vật dụng được thu gom ở khắp mọi miền đất nước về phục dựng
lại.
Đến đây, du khách được chiêm
ngưỡng những đường nét chạm khắc tinh tế, từ vật dụng sinh hoạt đến
những ngôi nhà cổ, tạo cho du khách cảm giác như chạm vào quá khứ cách
đây hàng thế kỷ.
Làng cổ là một quần thể có 15 ngôi
nhà gỗ cổ, trong đó có 5 ngôi nhà rường, mỗi nhà rường có 5 gian, 3
chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Mỗi đòn, kèo, cột trong những ngôi
nhà rường được chạm khắc công phu, đường nét chạm trổ tinh tế. Nội thất
được trang trí rất đa dạng, bao gồm: Tứ linh, bát bửu, mai - điểu -
trúc - tước, ngô đồng - phụng, liễu - mã, liên - áp, nho - sóc, lựu -
thử... Nhà gỗ có số cột nhiều nhất trong khu này là 114 cột và ít nhất
là 36 cột.
Bên cạnh đó, còn có ngôi nhà được
xây dựng theo kiểu “Tửu lầu tứ giác bát dần” mang đậm dáng dấp cung
đình. 6 ngôi nhà khác mang phong cách kiến trúc của Tây Nguyên, đó là
những ngôi nhà sàn bằng gỗ.
Hầu hết các ngôi nhà cổ đều được
chủ nhân sưu tầm từ Huế, Quảng Nam, vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây
Nam bộ, được phục dựng bằng đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện của các
nghệ nhân. Trong mỗi ngôi nhà còn trưng bày nhiều cổ vật như: phản, xe
ngựa, điện thoại, máy hát đĩa, chén...
Không gian sinh hoạt cộng đồng
Một góc làng cổ.
Ở TPHCM và nhiều tỉnh thành khác
cũng có nhà cổ, nhưng tập trung số lượng nhiều nhà cổ và có không gian
rộng lớn thì không đâu bằng làng cổ Phước Lộc Thọ. Hơn nữa, làng cổ
Phước Lộc Thọ được bảo tồn, phục dựng gần như nguyên vẹn, giữ được nét
cổ, được sắp xếp hài hòa, quy hoạch bài bản trong không gian rộng có đồi
cảnh, cây xanh, hồ nước, nên khách đến thăm luôn cảm nhận trọn vẹn hồn
xưa. Vì những nét đặc biệt trên nên làng cổ Phước Lộc Thọ không chỉ làm
thỏa cơn nghiền của những người yêu nét cổ xưa, yêu kiến trúc dân gian
Việt mà còn được rất nhiều người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh đến đây để thi
nhau sáng tác.
Một số đoàn làm phim cho rằng nơi
đây sẽ trở thành một phim trường độc đáo và sống động nhất vùng đất
phương Nam. Còn đối với du khách khi đến đây sẽ có được những giây phút
nghỉ ngơi, thư giãn, được hòa mình với thiên nhiên, với không gian xưa
khi dạo quanh khu vườn lan (hơn 250 ngàn cây) luôn khoe sắc, xem các nhà
cổ, ao sen, cầu 7 nhịp, hòn non bộ, nhà vườn với những cây cổ thụ hơn
trăm tuổi...
Chủ nhân của làng cổ cho biết, sắp
tới, sẽ dành một ngôi nhà cổ để làm nhà hàng phục vụ các món ăn Việt
Nam, kết hợp với các công ty du lịch đưa khách nước ngoài đến tham quan
để trải nghiệm văn hóa Việt. Hiện làng cổ trở thành địa điểm văn hóa cho
người dân địa phương đến hóng mát, thanh niên, sinh viên, học sinh đến
sinh hoạt. Vào dịp lễ, tết, làng cổ tổ chức những chương trình vui chơi
giải trí dành cho người dân địa phương.
Mời các bạn vào xem các mẫu biệt thự đẹp nhất tại: Biet Thu
Mời các bạn xem thêm tại: Xay Dung Binh Duong
Địa Chỉ: 382 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Q.3, TP.HCM
Mời các bạn vào xem các mẫu biệt thự đẹp nhất tại: Biet Thu
Mời các bạn xem thêm tại: Xay Dung Binh Duong
0 nhận xét :
Đăng nhận xét
Cám ơn các bạn đã đọc bài viết
Vui lòng...đừng nhận xét với nội dung Spam. Tìm hiểu Spam tại đây http://www.google.com/intl/vi/+/policy/content.html
Vui lòng...Viết có dấu để mọi người dễ đọc hơn
Xin chân thành cảm ơn bạn